Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

VoxOx - Gọi Điện Thoại Nhắn Tin Miễn Phí

Đầu tiên, truy cập vào trang web VoxOx.com | Take Controldownload chương trình VoxOx. Chương trình này gần giống như Y!M (Yahoo! Messenger) mà mọi người hay dùng, nhưng điểm khác biệt là bạn có thể nhắn tin miễn phí (100%) và gọi điện nhiều hơn Y!M. Bên cạnh đó chương trình cũng tích hợp nhiều IM chát khác như: 'Yahoo, MSN, AIM, ICQ, Jabber, Google Task' và các Feed khác nữa. Cấu hình yêu cầu tối thiểu của VoxOx:

System Requirements Amount
OSWindows XP or Vista
Processor1 GHz
RAM256 MB

System Requirements Amount
OSIntel Based - Mac OSX (10.5 Leopard)
Processor1 GHz
RAM256 MB

Các bạn sẽ cài đặt bình thường, ai không biết thì G thua (nữ thì G chỉ cho :D)

Bước 1: Sau khi cài đặt, các bạn mở biểu tượng VoxOx trên desktop (mặc định)


Giao diện VoxOx

Bước 2: Nhấp vào 'Sign up for a username' để đăng ký một account. Tiếp theo sẽ hiện cái bảng 'Get Your VoxOx ID':


Enter Information

Sau khi đã điền đầy đủ (bỏ phần 'Invite code') nhấn vào nút 'I accept' để làm bước tiếp theo.

Bước 3: VoxOx hiện lên bảng 'LAST STEP... PLEASE VERIFY THAT YOU ARE A REAL
PERSON BY CHOOSING THREE PICTURES OF NATURE BELLOW '
các bạn sẽ làm chọn 3 tấm ảnh có liên quan đến thiên nhiên.


No Spam VoxOx

Tiếp theo, nhấn vào 3 tấm ảnh nói về thiên nhiên các bạn nhấp vào 'I am a Human' để xác nhận.

Sau đó, VoxOx sẽ hiện lên bảng thông báo đã gởi link kích hoạt và các bạn vào mail của mình để nhấn vào link kích hoạt


Finally Registered VoxOx

Bây giờ, các bạn có thể login để bắt đầu làm việc chính.


Login VoxOx

Bước 4: Sau khi, đăng nhập VoxOx sẽ hiện lên cái bảng Wizard để hướng dẫn đi từng bước để điền đầy đủ thông tin (cái này có thể bỏ qua).


Wizard VoxOx

Vào trong VoxOx sẽ thấy giao diện:


Skin Logined VoxOx

Call Phone - Gọi Phone
Bước 5: Các bạn có thể nhấn vào nút Keypad hoặc thẻ Keypad để bắt đầu công việc phone.


Keypad VoxOx


Ở tab Keypad, 'Drop Menu' 'Select the country are dialing' chọn Quốc Gia bạn muốn gọi. 'Enter the phone number in ...' nhập số điện thoại vào. Có 2 cách nhập số điện thoại vào (Mặc định theo quốc gia) theo công thức:

Điện thoại bàn: Mã Nước + Mã Vùng + Số Phone

Điện thoại di động: Mã Nước + Mã Mạng + Số Phone
Ví dụ: 0939492737 thì sẽ nhấn: +84939492737

Sau khi nhập đầy đủ rồi thì nhấn nút (phone màu xanh lá cây) để call.


Cúp máy nhấn vào nút (phone màu đỏ).


Lưu ý: Thời Gian gọi ở VoxOx là 12 phút đối với Việt Nam (ở nước khác thì 2 tiếng).

Bạn có thể gọi 2 phone cùng lúc (dành cho ai tay 3). Nhấp vào 'Conference' và add vào 2 số điện thoại cần phone đến:


Call 2 number phone

Nếu đã reg xong, gọi hết $V 100 thì reset modem để đăng ký account khác với mail khác.

Send Messenger - Gởi Tin Nhắn - Free 100%

Bước 6: Add danh sách 'Yahoo, MSN, AIM, ICQ, Jabber và Google Task' vào trong VoxOx. (Bước này không thể thiếu khi nhắn tin, nó dùng để add nick người đó vào hoặc bất kỳ ai và sau đó bạn có thể hiện menu nhắn tin điện thoại).

Các bạn bắt đầu dùng 'Wizard' các bạn cứ nhấn next.


Sau đó đến bảng bên dưới. Nhấp vào biểu tượng 'Yahoo, MSN, AIM, ICQ, Jabber và Google Task' (tùy bạn có account nào thì add account đó). Sau đó, nhấn 'Next' và tiếp tục.


Các bước các bước tiếp theo bạn tự điền nếu không cần thiết thì 'Netxt'. Vậy là kết thúc bước tạo danh sách 'Nhắn Tin'.

Có cách khác đơn giản và nhanh hơn, đó là nhấp vào Menu -> Tool -> Configuration...


Chọn 'Tab Account' và nhấn vào nút 'add' và chọn IM mà bạn muốn thêm vào (Yahoo chẳng hạn) 'Save'. Các bạn có thể tự tìm hiểu các tab còn lại.

Trở lại, Tab Contact các bạn nhấp chọn một nick bất kỳ để hiện lên bảng.


Tiếp theo, đó nhấp vào biểu tượng (Điện thoại và Tin Nhắn).


Hiện lên cái bảng, các bạn nhập số điện thoại cần nhắn tin vào và nhấn vào nút 'Start Conversation' để bắt đầu nhắn tin. (Đừng kêu bạn mình nhắn lại nhe! Cái này G chưa test).





Lưu Ý: Đánh không dấu vì một số phone không nhận được có dấu. Đánh xong thì nhấn nút 'Send'

The End - Mark Thank To Support

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008

2009: Những nguy cơ an ninh mạng



Cuộc đấu tranh sống còn giữa hacker "mũ trắng" và "mũ đen" dường như chưa bao giờ có điểm dừng. Hãng bảo mật Symantec đưa ra những cảnh báo cho năm 2009.

1. Bùng nổ của các biến thể malware

Những cuộc tấn công gần đây bao gồm những kiểu malware (phần mềm độc hại) mới có chứa hàng triệu những mối đe doạ khác nhau được lây truyền như một dòng malware duy nhất có chung nhân. Điều này tạo ra vô số những biến thể khác biệt.

Theo dữ liệu thu được từ Mạng Global Intelligence Network, ngày càng có nhiều những biến thể độc hại hơn là những phần mềm gốc.

2. Gia tăng những mối đe doạ trên Web

Các dịch vụ Web ngày càng phát triển và các trình duyệt tiếp tục xu hướng hội tụ trên một chuẩn dịch ngôn ngữ lệnh đồng nhất. Điều đó có nghĩa các mối đe doạ bảo mật trên nền Web sẽ tiếp tục gia tăng.

3. Khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ góp phần gia tăng các cuộc tấn công mới như lừa đảo (làm những nội dung giả tạo xung quanh việc đóng cửa một ngân hàng nào đó)... Theo dự đoán của Symantec, chúng sẽ nhắm tới những người bị xiết nợ nhà cửa, tăng cường trò giả tạo về tạo công ăn việc làm tại gia cho những người thất nghiệp, và những thư rác giả lập đến từ các website tìm kiếm việc làm sẽ gia tăng.

4. Các mạng xã hội


Năm 2008, những kẻ phát tán thư rác trong khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi đã phát triển các mạng xã hội một cách mạnh mẽ - có một trường hợp đã tiếp cận với hơn 2 triệu người. Nhờ phương thức này, chúng lừa đảo lấy thông tin tài khoản người dùng và/hoặc sử dụng bối cảnh xã hội như là một phương thức để tăng cường "tỷ lệ thành công" của chúng trên internet.

Những mối đe doạ này sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm đối với các tổ chức CNTT do những nhân viên mới vào làm thường tiếp cận những công cụ này để sử dụng tài nguyên của tập đoàn.

5. Thư rác tăng


Theo Symantec, năm 2009, mức độ thư rác sẽ tăng trở lại từ 75-80%. Bởi, trong môi trường kinh tế thay đổi hỗn loạn như hiện nay, có thể có cty lưu trữ khác trên thế giới sẵn sàng làm cho hoạt động phát tán thư rác trở nên dễ dàng.

Thu Trang

"Cất đồ thừa" để tăng tốc cho máy tính

Hướng dẫn tắt những dịch vụ không cần thiết trong Windows XP để tăng tốc độ máy tính.

Dịch vụ ngốn tài nguyên hệ thống nhất là Automatic Updates, chạy thường trực trong bộ nhớ và định kỳ kết nối tới máy chủ của Micrsoft để cập nhật các bản vá lỗi hệ thống. Tuy nhiên, bạn có thể tải một lần bản vá Service Pack 3 để cập nhật hệ thống và tắt dịch vụ này bằng cách phím phải chuột vào My Computer chọn Manage, tới mục Services và nhấn đúp mục Automatic Updates. Tại hộp thoại Automatic Updates Properties, chọn Disable ở mục Startup type rồi nhấn Apply, đồng thời nhấn nút Stop để tắt ngay dịch vụ.

Có không ít những dịch vụ mặc định của Windows XP mà người dùng không hề cần. Những dịch vụ này làm giảm đáng kể tốc độ máy tính của người dùng.
Có không ít những dịch vụ mặc định của Windows XP mà người dùng không hề cần. Những dịch vụ này làm giảm đáng kể tốc độ máy tính của người dùng.


Nếu là máy tính sử dụng trong gia đình bạn còn có thể tắt tiếp một số dịch vụ như Computer Browser (dò quét các máy tính trên mạng nội bộ); DHCP Client và DNS Client (cấp phát địa chỉ mạng tự động - có thể tắt nếu phần thông số mạng đã được đặt cố định); Error Reporting and Event Log (cung cấp thông tin hỗ trợ kỹ thuật viên khắc phục sự cố khi máy tính có lỗi);

Help and Support (trợ giúp và hướng dẫn sử dụng hệ thống bằng tiếng Anh); Indexing Service (đánh chỉ mục hỗ trợ tìm kiếm tập tin nhanh); Messenger (hỗ trợ gửi thông điệp cảnh báo giữa máy trạm và máy chủ trên mạng); Print Spooler (vùng nhớ đệm để nạp trước các trang in - có thể tắt nếu máy tính của bạn không có máy in);

Remote Registry (cho phép thay đổi cấu hình hệ thống từ xa); System Restore Service (phục hồi hệ thống khi gặp sự cố xung đột phần mềm hoặc các trình điểu khiển); Windows Image Acquisition (lấy ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số hoặc máy quét - nếu bạn không có thiết bị số tương ứng thì có thể tắt dịch vụ này); Wireless Zero Configuration (cấu hình tự động cho thiết bị mạng không dây).

Để tắt các dịch vụ này, bạn thực hiện mọi thao tác như đối với dịch vụ Automatic Updates.

Ngoài ra, bạn cũng nên tắt cả tính năng Remote Assistance và Remote Desktop Sharing. Đây là những tính năng cho phép các kỹ thuật viên hỗ trợ bạn từ xa, truy cập vào máy tính của bạn để khắc phục lỗi. Tuy nhiên, tính năng này rất hiếm được sử dụng đúng "mục đích" đặt ra bởi khi máy tính của bạn đang trong tình trạng lỗi thì truy cập từ xa để khắc phục sự cố là khá khó khăn.

Lê Minh

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2008

Hướng dẫn sử dụng everydns.net

Cách sử dụng DNS của nhà cung cấp DNS trung gian everydns.net
1 Đầu tiên bạn đăng nhập vào phần quản li domain sau đó chuyển name server của domain mình về DNS của everydns.net theo thông tin dưới đây:
ns1.everydns.net
ns2.everydns.net
ns3.everydns.net
ns4.everydns.net
2 Sau đó bạn hãy đăng ký account tại everydns.net, việc đăng ký này là miễn phí hoàn toàn.
[Image: everydns1dp9.jpg]
Khi đó bạn sẽ có một acc trong everyDNS
3 Đăng nhập vào everydns và add domain:
[Image: everydns2ca6.jpg]
Domain khi đã add vào sẽ nằm ở menu bên trái, click chuột vào domain của bạn để có thế thêm sửa và xóa các record
[Image: everydns3vg3.jpg]

3 Tiến hành add các record cần thiết để chạy website:
Đầu tiên là A record:
Fully Qualified Domain Name: tên miền cua bạn
Record type: gồm có A , CNAME, MX va NS
Record Value: địa chỉ mà bạn muốn trỏ record của mình đến
[Image: everydns4ay2.jpg]
Tiếp theo là CNAME record:
Bạn muốn người dùng vào site của bạn bằng http://domaincuaban.com
hay http://www.domaincuaban.com bạn làm theo hướng dẫn trong hình vẽ
[Image: everydns5yw5.jpg]
Để email có thể hoat động bạn phải add 2 record như sau:

1 . A record cho subdomain mail.domaincuaban.com
[Image: everydns6pd4.jpg]
2. MX record cho domain của bạn
[Image: everydns7af7.jpg]
Và như vậy bạn đã config xong cho domain của mình để có thế chạy tất cả các dịch vụ cần thiết như www, email, ftp,…
( sưu tầm)

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2008

Uni.cc và EveryDNS.net - sự kết hợp tuyệt vời cho Blogger.com

Blogger.com là dịch vụ blog miễn phí nổi tiếng của Google được rất nhiều blogger trên thế giới sử dụng. Tuy vậy, nó lại vấp phải một hạn chế rất lớn ở Việt Nam là các thuê bao internet của ISP VNPT không thể truy cập được. Các bạn có thể đọc thêm về bài viết: “Trước đây là Blogger, và bây giờ đến WordPress. Hỡi VNPT, tại sao?” để hiểu thêm về vấn đề này.

Phamen đã từng viết bài Sử dụng tên miền riêng cho blog tại Blogger.com để tạo một tên miền riêng cho blog tại Blogger.com, đồng thời giúp cho các blog này thoát khỏi bị chặn bởi VNPT. Tuy vậy, do các lý do khác nhau, nhiều người không thể tự mua cho mình được một domain để làm theo cách trên nên hôm nay Phamen xin viết một bài giới thiệu cách thay tên miền của Blogger.com (blogspot.com) bằng một tên miền miễn phí. Cách làm sau đây sẽ tạo cho blog tại Blogger.com của bạn một tên miền ngắn hơn, dễ nhớ hơn, và quan trọng nhất là thoát khỏi sự ngăn chặn của VNPT.

http://phamen.blogspot.com >> http://www.phamen.uni.cc

Chắc hẳn các bạn đã gặp rất nhiều các nhà cung cấp tên miền miễn phí hiện nay trên mạng như: .tk, .kiss.to, .good.as, v.v.. và bạn hẳn đã từng một lần đăng kí một tên miền miễn phí nào đó. Nhưng để làm được theo cách này, chúng ta cần một nhà cung cấp tên miền cho phép chúng ta quản lý DNS chứ không chỉ là Forwarding. Thật may, có một dịch vụ cung cấp tên miền miễn phí cho phép chúng ta quản lý cả DNS, đó chính là Uni.cc.

Như chúng ta đều biết, Blogger.com của Google không hỗ trợ cho bản ghi A mà chỉ hỗ trợ cho bản ghi Cname. Nhưng thật chẳng may, Uni.cc cho chỉ cho phép chúng ta quản lý có 3 bản ghi là: Bản ghi A (A records), Bản ghi NS (NS records) và Bản ghi MX (MX records). Họ không cho chúng ta tạo các bản ghi Cname để trỏ tới Blogger.com. Vậy phương án nào sẽ giải quyết vấn đề này?

Thật may, đã có rất nhiều dịch vụ DNS trung gian giúp ta giải quyết bài toán này. Phamen xin đơn cử một dịch vụ DNS trung gian miễn phí được cho là tốt và dễ sử dụng nhất hiện nay, đó chính là EveryDNS. EveryDNS cho phép chúng ta quản lý toàn bộ các bản ghi và qua đó trỏ tới những nơi mà ta muốn. Do vậy, bài toán này sẽ được thể hiện qua sơ đồ sau:

Nào, bắt đầu chúng ta cùng thực hiện.

Bước 1: Đăng ký một tên miền miễn phí

Việc đăng ký Uni.cc hết sức đơn giản, nó giống như bạn đăng ký ở những dịch vụ trực tuyến khác nên Phamen sẽ không bàn đến việc này nữa.

Sau khi đăng ký xong, các bạn hãy vào phần quản lý DNS của tên miền mà bạn vừa tạo được.

  • Trong phần DNS Setting – Record type hãy chọn NS (For external name servers)
  • Ở Mục Name server #1 và #2, bạn hãy điền vào Ns1.everydns.net và Ns2.everydns.net.
  • Sau khi đã kiểm tra chắc chắn các thông số trên, bạn hãy click vào nút Update DNS records. Vậy là xong bước đầu tiên, bận cần phải chờ trong khoảng 24h để bản ghi NS được cập nhật.

Bước 2: Đăng kí và thiết lập thông số ở EveryDNS

Việc đăng ký cũng hết sức đơn giản, bạn chỉ cần vào EveryDNS, điền các thông tin cần thiết là ngay lập tức bạn đã có một tài khoản ở đây. Sau khi đăng ký xong, bạn hãy đăng nhập vào chương trình quản lý DNS bên trong của EveryDNS và thực hiện các việc sau.

  • Trong ô Add new domain: bạn hãy điền tên miền mà bạn đã đăng kí ở Uni.cc vào đây và click vào nút >> (Basic) để thêm một tên miền mới. Sau khi tên miền đã add thành công thì nó sẽ xuất hiện ở bên trên.

  • Click chọn vào domain name đã add được ở bên trên, trong phần Current Records sẽ xuất hiện hai bản ghi là A và CNAME với các thông số mặc định. Công việc của bạn là xóa bản ghi A đi bằng cách click vào nút Delete ở bên tay phải.

  • Ở phần Add a record: bạn hãy điền www vào ô Full Qualified Domain Name, ô Record Type chọn giá trị là CNAME, và ô Record Value hãy điền vào ghs.google.com.

Xong xuôi thì các bạn click vào nút Add Record. Sau khi thành công thì ta sẽ được như hình dưới đây:

Vậy là xong phần kĩ thuật cho DNS trung gian, bây giờ bạn có thể chắc chắn là đã tạo được một bản ghi CNAME cho domain và đã được trỏ tới host của Blogger.com. Bước cuối cùng mà chúng ta cần làm là thêm domain này vào blog của bạn thôi.

Bước 3: Add domain vào Blogger.com

Đây là bước cuối cùng và cũng là bước đơn giản nhất. Hãy login vào Dashborad của Blogger.com, ở mục Setting, bạn hãy chọn Publishing và làm như sau:

+ Trong ô Your domain: điền tên miền mà bạn đã đăng ký được ở Uni.cc và click vào nút Save Setting, nhớ là phải có www ở trước vì ta đã tạo một CNAME cho nó.

Sau khi đã lưu lại các thay đổi, bạn phải chờ trong vòng 24h (như Phamen đã test thử thì chỉ khoảng 4-5 tiếng thôi) để bản ghi NS và bản ghi CNAME được cập nhật. Sau khi cập nhật thì bạn có thể ung dung với tên miền mới cho blog tại Blogger.com mà không hề gặp một trở ngại nào với VNPT rồi đấy.

Kết quả đây, các bạn có thể xem thử thành quả: http://www.phamen.uni.cc

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2008

Xây dựng website với Joomla 1.5.7

Xây dựng website với Joomla 1.5.7

Hiện nay, Joomla! được sử dụng phổ biến để xây dựng các website, từ những website cá nhân đến những hệ thống website doanh nghiệp, đặc biệt là các website báo, tạp chí điện tử. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn dùng Joomla! 1.5.7 lập một website trên server ảo của mình, sau đó đưa lên host trên Internet.

Khi cần xây dựng một website tin tức, chia sẻ kiến thức..., nếu bạn không có hiểu biết sâu về lập trình để có thể tự viết code thì một hệ quản lý nội dung (CMS: Content Management System) sẽ là vị cứu tinh của bạn. Trong số đó, Joomla có vẻ nổi bật hơn cả do có nhiều chức năng, nhiều module, component tương thích, và dễ sử dụng. Vì thế, dù bạn là người có kiến thức về thiết kế web hay là người mới làm quen thì Joomla vẫn là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một website bằng mã nguồn Joomla trên localhost và trên host.

Cài đặt trên localhost:

Việc cài đặt trên localhost cũng tương tự như trên host, chỉ khác nhau ở chỗ là website của bạn sẽ chỉ tồn tại trên server ảo, và không public lên Internet cho mọi người xem được. Nếu bạn mới làm quen với việc xây dựng web thì nên thực hành trên localhost sẽ tốt hơn.

Để xây dựng website Joomla trên localhost, cần phải có một server ảo trên máy tính. Nhiều phần mềm có chức năng này, được sử dụng nhiều nhất có lẽ là Appserv do chương trình này hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng và rất nhẹ, phù hợp với các máy cấu hình yếu.

Bạn tải phiên bản mới nhất Appserv 2.6.0 (dung lượng 20.77 MB) tại http://tinyurl.com/5we4dt. Sau khi tải về, cài đặt bình thường bằng cách bấm Next cho đến khi Finish.

Để biết xem quá trình cài đặt thành công hay không, bạn thử mở trình duyệt và gõ vào localhost (hoặc 127.0.0.1), nếu trang web xuất hiện là đã thành công.

Mặc định Appserv sẽ được cài đặt vào ổ C (C:\Appserv), khi cần xây dựng website, bạn sẽ copy mã nguồn vào thư mục www của Appserv (C:\Appserv\www).

Công việc tiếp theo là tải về mã nguồn Joomla, sau lỗi bảo mật nghiêm trọng xảy ra với mã nguồn Joomla 1.5 trước đây, bản Joomla 1.5.7 giờ đây đã khắc phục được sự cố này, tải Joomla 1.5.7 (dung lượng 5.8 MB) tại: http://tinyurl.com/joomla157. Tải xong, bạn giải nén file zip ra một thư mục (tạm đặt tên thư mục là joomla) và chép thư mục joomla vào thư mục www của Appserv như đã nói ở trên.

Tiếp theo, bạn cần tạo database cho website. Để tạo một database, bạn gõ vào trình duyệt localhost/phpmyadmin (hoặc 127.0.0.1/phpmyadmin). Hộp thoại xuất hiện yêu cầu bạn nhập User Name và Password để vào phpMyAdmin (User Name và Password mà bạn nhập khi cài đặt Appserv, mặc định User Name là root).

Trang phpMyAdmin xuất hiện, bạn nhập tên database vào phần Create new database, sau đó bấm Create để tạo.

Vậy là xong bước đầu, giờ đây bạn đã có thể bắt đầu cài đặt Joomla.

Vào trình duyệt web, gõ localhost/joomla (nếu thư mục chứa mã nguồn Joomla trong thư mục www của Appserv là joomla, như đã nói ở trên). Trang web Joomla! Web Installer xuất hiện, bắt đầu quá trình cài đặt, gồm 7 bước, bấm Next để qua bước tiếp theo và Previous để trở lại bước trước:

- Language: chọn ngôn ngữ.

- Pre-installation Check: kiểm tra xem hệ thống của bạn có thể cài được Joomla không, phần Recommended Settings gồm 2 cột (bên phải là yêu cầu Recommended, bên phải là hệ thống của bạn Actual). Nếu Actual màu đỏ ở phần nào thì tức là phần đó chưa đáp ứng được yêu cầu Joomla đặt ra, nếu là phần Register Globals thì bạn khắc phục bằng cách liên hệ với nhà cung cấp hosting để tắt đi.

- License: quy định sử dụng chương trình, bạn cần đọc qua phần này để không vi phạm điều lệ.

- Database: đây là phần quan trọng nhất của quá trình cài đặt - khai báo database. Bạn cần khai báo chính xác thì cài đặt mới thành công. Điền đầy đủ thông tin vào các ô Username, Password (Username và Password khi cài đặt Appserv), Database Name (tên Database đã tạo ở trên, trong bài này là joomla).

- FTP Configuration: thiết lập FTP, có thể mở hoặc không.

- Configuration: thiết lập cho website như tên web, email và password của admin.

- Finish: cài đặt thành công. Để website hoạt động an toàn, bạn cần xóa đi thư mục Installation trong thư mục joomla.

Sau đó bấm vào nút Site để xem thử site (địa chỉ truy cập vào site có dạng http://localhost/joomla), hoặc Admin để truy cập vào Admin CP cấu hình lại cho website (địa chỉ truy cập vào Admin CP có dạng http://localhost/joomla/administrator).

Vậy là bạn đã xây dựng xong về cơ bản một website mã nguồn Joomla trên localhost rồi đấy. Công việc còn lại chỉ là chỉnh sửa, thêm nội dung theo ý muốn mà thôi!

Sau khi xây dựng xong trên localhost, bạn cần chuyển sang host thì mọi người mới có thể truy cập vào website của bạn được.

Cài đặt trên host

Để cài đặt trên host, bạn cần có một hosting hỗ trợ PHP và MySQL. Hầu hết các host hiện nay đều hỗ trợ tốt việc cài đặt Joomla. Bạn nên chọn host có Cpanel để dễ sử dụng.

Việc cần làm đầu tiên là vào Cpanel, chọn MySQL Database, ở khung New Database, điền tên database cần tạo rồi bấm Create Database để tạo database mới. Sau khi tạo xong database, bạn cần tạo thêm User rồi Add User vào Database vừa tạo. Vậy là xong phần Database.

Để chuyển toàn bộ dữ liệu mà bạn đã xây dựng trên localhost sang host, bạn cần chỉnh sửa lại ít thông tin về database rồi upload thư mục joomla lên host. Để chỉnh sửa thông tin về database, bạn vào thư mục joomla, chọn file configuration.php, tìm đến dòng sau:

/* Database Settings */

var $dbtype = ‘mysql’;

var $host = ‘localhost’;

var $user = ‘root’;

var $password = ‘123456’;

var $db = ‘joomla’;

var $dbprefix = ‘jos_’;

Bạn chỉnh sửa lại các thông tin sau :

var $host = ‘localhost’ (thường thì điền là localhost nhưng cũng có một số host lại điền khác nên bạn nhớ lưu ý phần này)

var $user = ‘tên user database’;

var $password = ‘pass database’;

var $db = ‘tên database’;

Có thể sửa file PHP bằng Notepad, Wordpad nhưng tốt nhất bạn nên dùng Notepad++ vì Notepad++ cao cấp hơn Notepad, có thể chỉnh vài đặc tính của file mà Notepad không làm được. Tải Notepad++ tại http://tinyurl.com/4tj7n. Dùng Notepad++ chỉnh sửa file configuration.php, sau khi chỉnh sửa xong, vào menu Format > Encoded in UTF-8 without BOM. Nếu bạn không chỉnh lại phần Format này thì khi chuyển host, website của bạn sẽ bị lỗi font chữ và hiển thị web rất xấu.

Sau khi chỉnh sửa xong, upload toàn bộ thư mục joomla từ localhost sang host. Có 2 cách thực hiện:

- Dùng trình upload FTP (CuteFTP, FlashFXP, FileZilla,...) upload cả thư mục joomla lên host. Bạn có thể dùng FlashFXP, tải FlashFXP 3.6.0 build 1240 final tại http://tinyurl.com/flashfxp.

Ở giao diện chính của FlashFXP, chọn Session > Quick Connect để hiện hộp thoại khai báo server, username, password. Nhập đầy đủ thông tin của host vào, rồi bấm Connect để kết nối. Nếu kết nối thành công, bạn tìm đến thư mục joomla ở khung bên trái rồi kéo thả qua khung bên phải để upload. Quá trình upload cả thư mục diễn ra khá chậm nên tốt nhất các bạn nên làm theo cách dưới đây.

- Nén thư mục joomla trong C:\Appserv\www thành file joomla.zip rồi up lên host bằng trình FTP (FlashFXP, CuteFXP,...) hoặc bằng chức năng File Manager trong Cpanel của host. Sau khi upload xong, bạn vào Cpanel của host (thường có dạng http://domaincuaweb:2082), chọn File Manager, sau đó chọn Extract file zip vừa upload.

Chú ý: Phải upload thư mục joomla lên thư mục www của host thì website mới xem được.

Công việc cuối cùng là chuyển các bài viết, thông tin, thành viên... mà bạn đã nhập vào sang host. Cách thực hiện:

- Vào localhost/phpmyadmin để vào phpMyAdmin của localhost, phần Database bên trái bạn chọn Database joomla ở khung xổ xuống.

- Bấm Export để xuất database joomla ra thành file SQL (hoặc ZIP, GZIP).

- Vào Cpanel của host, chọn phpMyAdmin trong phần Databases.

- Tương tự như trên localhost, bạn chọn Database vừa tạo, sau đó bấm Import để nhập dữ liệu từ localhost vào.

Sau khi quá trình Import thành, website của bạn đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Để website hoạt động tốt hơn, bạn cần thêm vào các module, component, trang web http://joomla.org chính là kho lưu trữ các thành phần tốt nhất dành cho Joomla. Bạn có thể tìm hiểu thêm về module, component bằng cách tham khảo thêm ebook Joomla Administrator Manual tiếng Việt (dung lượng 2.54 MB), tải tại: http://tinyurl.com/ebookjoomla.

TRẦN LẠI PHƯƠNG TRÚC

phuongtruc0705@gmail.com


Khởi đầu với Cisco switch

Khởi đầu với Cisco switch

Bạn đã nắm được lý thuyết về mạng Cisco qua đào tạo hay tự học qua một phần mềm như CCNA Exploration, nay muốn thực hành? Hãy bắt đầu bằng việc kết nối và thiết lập cấu hình cho một Cisco switch. Nhưng không cần thiết phải có sẵn thiết bị này, bạn cũng có thể thực hành nhờ một phần mềm giả lập, theo hướng dẫn trong bài.

Khi tiếp cận với chương trình CCNA, bạn sẽ có cơ hội thực hành trên nhiều thiết bị, trong đó chủ yếu là Cisco switch và router. Mỗi thiết bị này bao gồm rất nhiều các lệnh cấu hình từ đơn giản đến phức tạp, tùy thuộc vào phạm vị từ mạng nhỏ đến mạng lớn, tương ứng với trình độ của người mới vào nghề đến những người đã có nhiều năm kinh nghiệm. Ở một cấp độ đơn giản, với một hệ thống mạng nhỏ, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn các nhiệm vụ cơ bản để cấu hình một thiết bị switch.

1. Kết nối thiết bị vật lý

Trước khi cấu hình switch, bạn cần kết nối thiết bị này với máy tính thông qua một dây cáp (console cable), dây cáp này gồm có một đầu dùng để cắm vào cổng console của switch, đầu còn lại cắm vào cổng COM trên máy tính.

Tiếp theo, bạn mở ứng dụng HyperTerminal trên Windows bằng cách vào menu Start > Programs > Accessories > Communications > HyperTerminal. Sau đó, điền các thông số thích hợp để kết nối đến switch.

Sau khi chắc chắn rằng thiết bị đã được khởi động, bấm nút OK để đến với màn hình dùng để cấu hình switch.

2. Download và cài đặt phần mềm giả lập

Đa số chúng ta chưa có sẵn Cisco switch để tự học và thực hành trên thiết bị thật như đã giới thiệu ở phần 1. Do đó, chắc hẳn bạn sẽ cần dùng đến các phần mềm giả lập, tạo ra hệ thống mạng ảo để đáp ứng nhu cầu trên. Trong bài viết này, chúng ta sử dụng phần mềm Packet Tracer 5.0 (xem LBVMVT số 256). Bạn có thể download dưới dạng thông thường tại http://tinyurl.com/6ooqbo (với các bài hướng dẫn - tutorial ở http://tinyurl.com/5o4zt3) hoặc torrent tại http://tinyurl.com/6kgrht và cài đặt lên hệ thống.

Tiếp theo, bạn khởi chạy trình giả lập này bằng cách vào menu Start > Programs > Packet Tracer 5.0 > Packet Tracer 5.0. Trong màn hình chính, ở góc phải bên dưới, bạn bấm chọn loại thiết bị là Switch. Tiếp theo, chọn một trong số các switch được liệt kê ở khung bên cạnh như: 2950-24, 2950T, 2960... Cuối cùng bấm chuột lên khung làm việc Logical Workspace để tạo ra một thiết bị switch ảo.

Để bắt đầu thực hành cấu hình, bạn bấm lên biểu tượng Cisco switch vừa tạo trong khung Logical Workspace, chọn tab CLI (Command Line Interface) và bấm phím Enter. Thao tác này sẽ mở màn hình tương tác với switch.

3. Thực hành các lệnh trên switch

Hai bước trên đây giúp bạn thực hiện các hoạt động chuẩn bị. Tiếp theo, chúng ta sẽ chính thức bước vào các thao tác cấu hình trên switch. Ở đây, tôi chọn switch 2960.

Xóa và nạp lại cấu hình mặc định

Nếu là switch mới nguyên, bạn không cần phải thực hiện bước này. Nếu là switch đã từng được cấu hình, bạn nên xóa cấu hình hiện tại và chuyển về cấu hình mặc định để giảm thiểu những sự cố không mong muốn. Các bước như sau:

Trên màn hình tương tác với switch, chuyển qua chế độ thực thi (privileged EXEC mode):

Switch > enable

- Xóa cơ sở dữ liệu VLAN:

Switch#delete flash:vlan.dat

- Xóa file cấu hình startup lưu trữ tại NVRAM:

Switch#erase startup-config

- Kiểm tra xem thông tin về VLAN đã được xóa hay chưa:

Switch#show vlan

Nếu chỉ có VLAN 1 với tên là Default xuất hiện, bạn đã xóa thành công. Nếu thông tin về VLAN vẫn còn, bạn phải khởi động lại thiết bị bằng cách rút và cắm lại nguồn điện.

- Nạp lại cấu hình mặc định cho switch:

Switch#reload

Khi dòng Press RETURN to get started xuất hiện, bấm phím Enter để trở lại màn hình tương tác với switch.

Kiểm tra cấu hình mặc định

Trước khi cấu hình switch, bạn nên kiểm tra cấu hình mặc định trên thiết bị này:

- Kiểm tra file cấu hình đang chạy hiện tại (running):

Switch > enable

Switch#show running-config

Lệnh này sẽ hiển thị các trường thông tin như hostname (tên của switch), các Fast Ethernet interface, các Gigabit Ethernet interface và vty line.

- Kiểm tra file cấu hình được lưu trữ trong NVRAM:

Switch#show startup-config

- Kiểm tra các thuộc tính của VLAN mặc định (VLAN1):

Switch#show interface vlan1

- Kiểm tra các thuộc tính mặc định của một Fast Ethernet interface:

Switch#show interface fastethernet0/12

Chú ý: để giúp người quản trị dễ dàng làm chủ một tập hợp lệnh khá lớn, thiết bị switch trợ giúp bằng cách hiển thị các tùy chọn của lệnh ngay khi bạn nhập dấu chấm hỏi (?). Chẳng hạn, để hiển thị tất cả các tùy chọn kế tiếp của lệnh show interface, chúng ta gõ lệnh:

Switch#show interface ?

Thiết lập cấu hình cơ bản trên switch

Phần này sẽ cung cấp các lệnh cơ bản nhất nhằm giúp bạn đọc dễ dàng thiết lập cấu hình cho switch.

- Gán tên cho switch:

Switch#

Switch#configure terminal

Switch(config)#hostname S1

S1(config)#exit

- Đặt mật khẩu bảo vê:

Ở đây, chúng ta đặt mật khẩu để vào màn hình tương tác với switch là shuesoft và mật khẩu vào privileged EXEC modesadmin.

S1(config)#line console 0

S1(config-line)#password shuesoft

S1(config-line)#login

S1(config-line)#line vty 0 15

S1(config-line)#password shuesoft

S1(config-line)#exit

S1(config)#enable secret sadmin

- Cấu hình VLAN (Virtual Local Area Network):

VLAN là công nghệ cho phép chúng ta chia các cổng trên switch thành các subnet riêng biệt. Để giao tiếp với nhau, các subnet này phải cần đến các thiết bị có khả năng định tuyến như router. Cấu hình VLAN là một trong những kỹ năng thường sử dụng nhất trên switch. Trong phần này, chúng ta sẽ tạo ra ba VLAN với thông tin (xem bảng).

Tạo các VLAN:

S1(config)#vlan 99

S1(config-vlan)#name Management

S1(config-vlan)#exit

S1(config)#vlan 10

S1(config-vlan)#name Guest

S1(config-vlan)#exit

S1(config)#vlan 20

S1(config-vlan)#name Staff

S1(config-vlan)#exit

Gán cổng cho các VLAN:

S1(config)#interface range fastEthernet0/1 - fastEthernet0/5

S1(config-if-range)#switchport access vlan 99

S1(config-if-range)#exit

S1(config)#interface range fastEthernet0/6 - fastEthernet0/10

S1(config-if-range)#switchport access vlan 10

S1(config-if-range)#exit

S1(config)#interface range fastEthernet0/11 - fastEthernet0/24

S1(config-if-range)#switchport access vlan 20

S1(config-if-range)#end

Kiểm tra kết quả tạo VLAN:

S1#show vlan brief

- Đặt default gateway:

Khi switch được chia thành nhiều VLAN, chúng ta cần phải cấu hình để switch có thể chuyển (forward) được các gói tin thuộc các VLAN khác nhau. Muốn vậy, LAN interface của router trong hệ thống mạng của mình phải được thiết lập thành default gateway trên switch:

S1(config)#ip default-gateway 172.17.99.1

Lưu thông tin cấu hình. Sau khi hoàn thành các bước cấu hình cơ bản trên switch, bạn cần sao lưu (back up) file cấu hình vào NVRAM để đảm bảo rằng các thiết lập vừa thực hiện ở trên không bị mất nếu thiết bị switch khởi động lại hoặc bị mất điện:

S1#copy running-config startup-config

Chú ý: để bổ sung đầy đủ nền tảng lý thuyết, đồng thời thực hành nâng cao với switch, bạn hãy tìm đọc thêm bài viết “Tự học về hệ thống mạng với CCNAExploration4.0” (LBVMVT số 254).

TÔ THANH HẢI

tthai@huesoft.com.vn


Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008

Crack Wifi trong 10 phút

Crack Wireless WEP key

Platform:

Windows

Compose:

NIS

File type:

.Pdf

File size:

Date:

2008

Category:

Hacking

Downloads:

1096

Việc các attacker có thể xâm nhập vào các mạng wifi của tổ chức, thông qua việc crack khóa mã hóa truy cập vào wifi access point. Cho dù các công nghệ mã hóa mạng không dây hiện nay là rất mạnh như Wired Equivalent Privacy (WEP) và Wi-Fi Protected Access (WPA và WPA-2)...

Nhưng với những chương trình và thiết bị chuyên dụng, attacker có thể thực hiện thành công ý định của mình. Dưới đây là một trong những demo sử dụng AirPcap (USB 2.0 Wireless Capture Adapter – card bắt tín hiệu wifi) và chương trình Cain & Abel, một công cụ chuyên dụng để bắt gói trên mạng kể Wired hay wireless, sau đó tiến hành crack password, với nhiều phương thức khác nhau. Tất cả các setup được tiến hành trên Windows.

Chuẩn bị:

1. Card AirPcap Tx

AirPcap là một trong những thiệt bị chuyên dùng để bắt và phân tích các tín hiệu của mạng không dây (của hãng Cace Technologies) theo các chuẩn hiện nay WLAN (802.11b/g). Thông thường Cace cung cấp bộ công cụ tích hợp bao gồm card AirPcap, và tool bắt gói tin như Wireshark (tênmới của công cụ Ethereal nổi tiếng).

Thông qua card AirPcap (dò và bắt tín hiệu wifi, sóng radio) Wireshark tiến hành phân tích các thông tin thu thập được về wifi Protocols và các tín hiệu radio.

Trong demo này, không sử dụng Wireshark, việc thu thập, phân tích và giải mã các khóa mã hóa, thu được từ tín hiệu wifi, tiến hành thông qua một tool khác cũng cực mạnh là: Cain and Abel

Tiến hành cài Airpcap drivers kèm theo CD, sau khi setup driver xong, gắn Airpcap adapter vào USB slot.

Chú ý: Tín hiệu thu phát của Wireless card hoặc Airpcap bao giờ cũng yếu hơn Access point. Đặt laptop gắn Airpcap, càng gần khu vực Wifi Access point phát sóng bao nhiêu, tín hiệu gửi và nhận với Access point càng “rõ nét”...

2. Chương trình Cain and Abel

Có lẽ người dùng UNIX rất buồn vì một công cụ mạnh và miễn phí như Cain and Abel lại chỉ chạy trên nền Windows. Một công cụ chuyên bắt gói tin và crack các password đã mã hóa. Sử dụng các phương thức tấn công khá phổ biến để crack pass, bao gồm: Dictionary attack, Brute-Force và Cryptanalysis…

Download Cain & Abel 4.9.10 tại Softpedia

Một Wifi Access point đã được phát hiện kèm theo MAC add và SSID của nó

Lưu ý:

Trước khi tiến hành bơm vào thông số ARP giả mạo (ARP injections/ARP spoofing), AirPcap sẽ phải tiến hành bắt được ít nhất một ARP request (để tìm MAC address thật) của bất kì wireless Client nào đang connect vào access point (wireless card của attacker hoặc các Clients hợp pháp khác..) đang kết nối với Wifi access point. Sau khi bắt ARP request, Cain & Abel sẽ tiến hành gửi một ARP request giả mạo (với MAC address vừa có được), và thiết lập duy trì với Wifi Access point trong suốt quá trình Access Point “nhả” IVs packets. Nếu vì bất kì lí do nào đó MAC address của Client không duy trì kết nối với Access point, thì Access Point sẽ gửi một thông điệp từ chối “DeAuthentication” và các gói IVs sẽ không được tiếp tục cung cấp.

Phải đảm bảo thu thập được trên 250,000 IVs (Initialization Vectors, số lượng các packet đồng bộ giữa AirPcap/Clients và wifi access point, thì Cain and Abel mới có thể tiến hành crack WEP key. Thông thường, không một ai đủ kiên nhẫn ngồi chờ IVs được kích hoạt đủ số lượng, cho nên hầu hết các Wep Crack tool hiện nay (Cain & Abel, Aircrack-ng, Aircrack-PTW, đều áp dụng kĩ thuật Packet Injection (hoặc deauth & ARP re-injection, thông qua các ARP request). Injection tác động làm Wifi Access Point, phải gửi lại các packet đã được lựa chọn, một cách nhanh hơn, khiến trong thời gian ngắn đã có đủ số lượng IVs cần thiết.

Với kĩ thuật deauth & ARP re-injection, công cụ Aircrack-PTW, chỉ cần khoảng 85.000 packets đã có thể giải mã được Web key 128 bits, tỉ lệ thành công trên 95%. (đây là tool của trung tâm nghiên cứu mã hóa và máy tính của ĐH Kĩ Thuật DarmStadt Đức- www.darmstadt.de).

Aircrack-PTW, chỉ cần khoảng 85.000 IVs để giải mã WEP 128 bits

Nếu không dùng Packet Injection, số lượng packet phải thu thập được trước khi crack Wep Key, khoảng 500.000 để giải mã Wep key 64 bits và có thể lên đến 2.000.000 cho giải mã Wep key 128 bits. Chắc chắn rằng, thời gian chờ đủ IVs, cho đến khi có thể tiến hành crack Wep key, là..mệt mỏi !

Nếu phân tích về lý thuyết thì rất nhiều thứ còn phải đề cập, vì bạn phải hiểu về cấu trúc TCP/IP, Networking, Raw Socket, Packet header Injection, các chuẩn mã hóa Wireless như WEP hay WPA, WPA-2… Nếu cần phải hiểu rõ quy trình Sniff & crack wep-key, thì bạn nên dùng một công cụ, sử dụng command để đi từ đầu đến cuối, ví dụ như Aircrack-ng hoặc Aircrack-PTW, như đã giới thiệu ở trên.

Ở các công cụ này, việc dò tìm được tiến hành từng bước:

- Detect Access point (tìm được MAC address Access point, SSID name..)

- Send MAC address giả mạo, để tạo và duy trì kết nối với Access point (fake MAC)

- Thu thập Wep IVs packets, càng nhiều càng tốt (Wep 128 bits, phải trên 250.000 packets)

- Và cuối cùng là chạy chương trình để crack capture file, tìm wep key.

Nhưng tóm lại, với Aircap adapter đã setup kèm theo Driver và Cain & Abel, thì bạn mất không quá 10’ để crack Wep key (128 bits).

Công việc chính của bạn, là chỉ nhìn vào giao diện đang vận hành của Cain & Abel, theo dõi số lượng Unique WEP IVs packets, đạt ngưỡng trên 250.000 packets. Sau đó đó nhấn nút giải mã với Korek’s Wep hay PTW attack.

Attack tìm wep key với Korek’s

Video crack Wep Key với Airpcap và Cain & Abel

Trọng Nguyên

Bài đăng phổ biến